Sau hai năm triển khai thực hiện, công trình vườn kinh pháp cú tại chùa Phước Hậu (xã Ngãi Tứ, H.Tam Bình, Vĩnh Long) cơ bản đã hoàn thành ngày 25.3.2016 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Đây được xem là vườn kinh đá độc nhất tại Việt Nam. Khu vườn được tạo dựng bởi những phiến đá có khắc kinh pháp cú theo hình 8 lá bồ đề trong khuôn viên diện tích hơn 4.000 m2
< Lối vào vườn kinh pháp cú.
“Trong một lần đi du lịch ở Myanmar, tôi vào các chùa ở đây và thấy kinh pháp cú được khắc trên đá bằng tiếng Pali rất trang nghiêm. Đây là loại kinh tinh hoa của Tam tạng giáo điều của Phật giáo. Từ đó tôi nảy ra ý tưởng lưu giữ loại kinh này trên đá trong khuôn viên chùa Phước Hậu”, sư thầy Thích Phước Cẩn - trụ trì chùa Phước Hậu (xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ.
< Vườn kinh pháp cú được bố trí theo hình dáng của 8 lá bồ đề xòe ra, khách tham quan sẽ đi theo những hình xuyến xung quanh các lá bồ đề.
Dulichgo
Theo sư thầy Phước Cẩn: Khi về nước, tôi bắt đầu lên ý tưởng lưu giữ loại kinh này ở khu vườn cây sao cạnh bên chùa để vừa bảo tồn vừa giới thiệu cho du khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng. Để người Việt Nam có một vườn kinh đá, góp phần làm thấm nhuần phật pháp, giáo dục đạo đức con người, gia đình và xã hội.
< Sơ đồ vườn kinh đá mang dáng nét 8 lá bồ đề.
Đến khoảng tháng 3.2014, thầy Phước Cẩn lên ý tưởng, mua đá phiến, đá gối và bắt đầu thi công...
< Vườn kinh pháp cú được thiết kế bên vườn cây sao lâu năm của chùa.
Dulichgo
Tổng số có 423 bài kinh được khắc trên 216 phiến đá (2 mặt). Mỗi trang kinh bằng đá dày từ 8cm, ngang 90cm, cao 120cm, nặng khoảng 300kg được đặt trong khuôn viên rộng lớn.
Đến ngày 25.3.2016, vườn kinh pháp cú cơ bản hoàn thành, công trình có tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Đây được xem là vườn kinh đá độc nhất tại Việt Nam.
< Vườn kinh a di đà được thiết kế trong phối cảnh vườn hoa sen rất đẹp mắt.
Không dừng lại ở đó, thầy Phước Cẩn còn lên ý tưởng thực hiện vườn kinh a di đà, với 31 phiến đá được xếp theo hình thể đất nước Việt Nam dịch theo thể thơ lục bát; vườn kinh Bắc truyền trích diễm với 15 phiến đá được dịch theo thể văn xuôi. Mỗi phiến đá của 2 vườn kinh này đều có chiều ngang 150cm, cao 90cm, dày 8cm, được khắc lên ở 2 mặt.
< Các công trình thiết kế trên đá tại chùa.
Ngoài 3 vườn kinh chính được thiết kế công phu, tại khuôn viên chùa còn có khoảng 10 phiến đá khắc hình, các phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, xả, những bài răn dạy của đạo Phật.
Các công trình vườn kinh đá tại chùa Phước Hậu là những công trình văn hóa Phật giáo vừa có ý nghĩa, vừa mang giá trị mỹ thuật cao; tương lai sẽ là nơi thu hút nhiều du khách trong ngoài tỉnh đến chiêm bái, thưởng lãm, tham quan. Chùa Phước Hậu được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1994.
Du lịch, GO! tổng hợp từ Dân Việt và nhiều nguồn khác
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét