Với nhiều du khách thích nghỉ dưỡng, thị trấn trên mây Tam Đảo vốn quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhiều điểm đến mới rất thú vị dưới chân dãy Tam Đảo.
Một ngày cuối thu, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 2 để đi tìm những dòng suối, ngọn thác chưa có tên chính thức giữa đại ngàn Tam Đảo (xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), được nhiều bạn trẻ thích thú. Theo ban quản lý khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, vào đầu năm 2013 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá ra ngọn thác này trong hành trình hai ngày một đêm xuyên rừng.
“Bọn mình khám phá ra con thác này trong một chuyến đi hết sức thú vị. Người dân địa phương không biết gọi tên thác là gì, chỉ biết nó thuộc phía nam của dãy Tam Đảo.
DulichgDulichgo
Dựa vào đặc điểm khá thú vị với những hồ nước nhỏ dưới chân thác, bọn mình đã đặt cho nó cái tên thác Ba Hồ” - Quỳnh, người đã dẫn đường cho đoàn du khách khám phá thác này, cho biết. Có nhiều bạn thì đặt là thác Ba Ao vì họ cho rằng mấy cái vũng nước đó cũng nhỏ, không lớn đến mức gọi là hồ.
Sau gần một buổi sáng lần mò với chỉ hơn chục kilômet, cuối cùng chúng tôi cũng tới được chân ngọn thác. Con thác chảy dài từ trên đỉnh núi qua những tảng đá nhấp nhô. Những tia nước nhỏ bắn tung tóe và điểm tận cùng nơi chân thác là hồ nước trong vắt, nhìn thấy tận đáy. Thác có 3-4 tầng với địa hình thoai thoải, nếu men qua các khe đá chúng ta sẽ có thể lên đến tận đỉnh
Rất nhiều bạn khi tìm được tới thác đều có cảm nhận nó đẹp, hoang sơ và hùng vĩ hơn nhiều so với thác Bạc ở thị trấn Tam Đảo.Hiện nay số người đi được tuyến du lịch khám phá thác này rất ít vì địa hình hiểm trở, đường đi khó khăn.
Dulichgo
Nếu bạn muốn khám phá một ma trận đá trên dòng suối cạn thì hãy đến địa bàn xã Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên) vào cuối thu đầu đông. Từ điểm dừng chân ở thôn Chuối, xã Ký Phú cách Hà Nội hơn 100km, mọi người có thể đón thuyền trên hồ Gò Miếu để tiến hành chuyến khám phá.
Men theo dòng suối nước rất cạn ở cuối hồ Gò Miếu, chúng tôi bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên với những tảng đá to nhỏ có hình thù phong phú. Có khối đá to bằng căn nhà xếp chồng lên nhau. Có tảng lại mang hình thù con gấu trúc đang ngồi sưởi ấm dưới ánh nắng ban mai. Xa xa chúng tôi lại thấy có tảng giống hình loài chim đại bàng đang vỗ cánh.
Dulichgo
Ở phía thượng nguồn của dòng suối là một bãi đá vô cùng đồ sộ. Ở đây có một khu đá cầu Nồi Đồng. Theo truyền thuyết từ ngàn xưa, đây là nơi chiếc nồi đồng nổi lên. Nay dấu tích còn lại là một vũng nước trong xanh được bao quanh bằng những khối đá vàng xám giống hệt màu đồng thau.
< Xóm làng bình yên bên hồ Làng Hà, dưới chân dãy Tam Đảo.
Dulichgo
Dãy núi Tam Đảo, nơi có vườn quốc gia cùng tên, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Từ dãy Tam Đảo với ba đỉnh chính có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển có rất nhiều suối, thác, bãi đá với dòng nước trong mát quanh năm tuôn chảy.
Điểm đặc biệt là nơi kết thúc của những con suối, thác này đều là những hồ chứa nước. Chúng ta có thể kể đến hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Bản Long, hồ Thanh Lanh của Vĩnh Phúc và hồ Gò Miếu ở Thái Nguyên.
Theo H.DƯƠNG - NG.HƯỜNG (Tuổi Trẻ), ảnh BWhere
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét