(BQN) - Là cây hoang dại, nhưng cây chuối hột rừng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao Quảng Ngãi. Bởi ngoài giá trị làm thực phẩm, nó còn là một loại thảo dược quý có giá trị chữa bệnh cao.
Theo các tài liệu nghiên cứu, chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân cao từ 3 - 4m, mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Khác với cây chuối thông thường, hoa chuối hột rừng màu đỏ sậm mọc thẳng đứng ở ngọn chứ không hướng xuống phía dưới.
Trái chuối hột rừng cũng không có nhiều như chuối thường, thông thường mỗi buồng chuối hột rừng có từ 5-6 nải, mỗi nải cũng nhỏ chỉ từ 10- 15 trái. Đặc điểm rất đáng chú ý là vỏ bên ngoài trái chuối hột rừng có màu tím và bên trong ruột có rất nhiều hột.
Dulichgo
Qua tìm hiểu của của chúng tôi, chuối hột rừng mọc tự nhiên rất nhiều ở các vùng miền núi trong tỉnh, song nhiều nhất là ở huyện vùng cao Tây Trà, Trà Bồng. Đối với bà con, loại chuối này không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn được coi là một cây thuốc quý mà người dân rất coi trọng.
Trong kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc, nhưng thông thường, người ta lấy trái chuối hột rừng thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu uống có nhiều chức năng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền trái chuối hột rừng có tác dụng chữa được bệnh đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp, giúp lợi tiểu, chữa đau lưng, mệt mỏi…
Chính công dụng của nó, mà từ một loại cây mọc hoang, những buồng chuối rừng mang đầy hương vị của núi rừng, của đất trời giờ đây được nhiều người biết đến và trở thành hàng hóa mua bán mang thêm nguồn thu nhập cho bà con đồng bào vùng cao.
Ông Hồ Văn Vang ở xã Trà Lãnh (Tây Trà) cho biết: Trong mỗi chuyến đi rẫy hàng ngày, người dân chúng tôi thường đi tìm những buồng chuối hột rừng mang về bán cho người dân có nhu cầu. Bình quân mỗi ngày cũng kiếm được vài ba chục ngàn đồng đủ mua thực phẩm.
Song, theo ông Vang để kiếm được những buồng chuối rừng cũng khá vất vả vì chuối hột rừng thường mọc ở khu vực núi cao đi lại rất khó khăn. “ Để kiếm được nhiều chuối, vợ chồng tôi phải đi bộ vào từ sáng sớm rồi băng rừng lội suối cả chục cây số đến quá trưa mới về. Đi lên thì đường dốc, đi xuống gùi theo nặng, đường mùa mưa còn trơn trượt nữa nên ngã lên ngã xuống là chuyện thường tình”- ông Vang bày tỏ.
Hiện nay, dọc theo tuyến đường Trà Bồng- Tây Trà, nhất là đoạn qua đèo Eo Chim có rất nhiều điểm người dân bày bán loại chuối hột rừng này. Giá mỗi buồng chuối thường dao động từ 30- 50 nghìn đồng, tùy theo số lượng nải và trái nhiều hay ít.
Dulichgo
Điều khá đặc biệt, khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột rừng nào, người mua thường được giới thiệu về chuối hột rừng, nhưng không phải là ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Vì thế nhiều người có dịp lên vùng cao công tác thường mua ít chuối hột rừng để mang về nhà, xem như món quà đặc sản núi rừng để làm quà biếu người thân, bạn bè làm thuốc.
Theo Báo Quảng Ngãi
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét